“Gia đình tôi trước đây cũng thường xuyên mua vàng để cất giữ, nhưng hơn 3 năm qua thì không. Đây không phải là kênh ưa thích đối với gia đình tôi nữa. Giữ vàng trong nhà thì khá nguy hiểm, trong khi đó nếu sử dụng các dịch vụ giữ hộ thì lại tốn kém nhiều chi phí”, anh Đắc Hoàng ở TP.HCM chia sẻ với Giavang24h.
Việc giá vàng lập đỉnh 49 triệu rồi quay đầu giảm mạnh làm gợi lại hình ảnh giá vàng thời điểm tháng 8/2011. Thời điểm đó, giá vàng trong nước cũng lập kỷ lục rồi giảm 1,5 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 ngày. Đến cuối tháng 9/2011, giá vàng giảm mạnh xuống còn 41 triệu đồng/lượng rồi lại tăng lên 45 triệu đồng/lượng trong tháng 10. Cuối cùng giá vàng về mốc 43 triệu đồng/lượng vào cuối năm đó.
Thời điểm đó, không khí mua bán vàng diễn ra rất sôi động, tấp nập kẻ mua người bán, người lời người lổ. Tuy nhiên, trong lần lập đỉnh hôm 24/2, cơn sốt nhà đầu tư vàng dường trầm lắm hơn rất nhiều so với gần 9 năm về trước.
Tình trạng xếp hàng rồng rắn như trước đây không còn, cơn sốt của người dân nếu có cũng theo thế giới chứ không phải do đầu cơ, làm giá như những năm trước 2011. Có vẻ nguyên nhân một phần do đầu tư vàng không còn sinh lời cao như lúc đó nữa.
Theo một chuyên gia, giá vàng về cơ bản tăng trong dài hạn nhưng không tăng đều như các nhà đầu tư mong muốn. Giá vàng sẽ tăng rất cao khi kinh tế thế giới biến động nhưng lại giảm ngay sau đó.
Xem: giá vàng trực tuyến
“Hiện tại có nhiều dự đoán cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng. Tuy vậy, theo tôi nghĩ không ai có thể dự đoán chính xác giá vàng cả. Có thể giá vàng sẽ tiếp tục lên, cũng có thể giá vàng sẽ điều chỉnh xuống hoặc lên và xuống liên tục”, ông nhận định.
Ông còn cho rằng một phần nguyên nhân là do thực tế hiện nay xuất hiện nhiều nhà đầu tư cá nhân thiếu chuyên nghiệp, thậm chí cả nhiều đại gia cũng khó thắng khi đầu tư vàng. Nếu may mắn hôm nay có lời, thì họ cũng sẽ lổ nhiều hơn vào một đợt khác.